Chào các bạn!
Thị trường tài chính là một thế giới phức tạp, đầy biến động và chứa không ít cơ hội.
Trong số các thị trường này, Forex nổi lên là một lĩnh vực vô cùng hấp dẫn và đầy thách thức.
Được biết đến với cái tên “Forex” hoặc “FX“.
Là thị trường tài chính lớn nhất và phổ biến nhất trên thế giới.
Forex đã thu hút sự chú ý và tò mò của hàng triệu người, từ nhà đầu tư cá nhân cho đến các tổ chức tài chính đa quốc gia.
Bài viết này, mình sẽ giới thiệu tất tần tật về thị trường Forex.
Giúp bạn có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về thị trường này trước khi bắt đầu tham gia.
Và những ai đã biết hoặc có kinh nghiệm giao dịch trong thị trường này rồi
Cũng có thể đọc bài viết này, nhằm ôn lại kiến thức cơ bản để có nền tảng vững chắc hơn.
Bắt đầu thôi!
Forex là gì?
- Forex viết tắt của “Foreign Exchange”, ám chỉ thị trường Ngoại hối.
Là thị trường tài chính toàn cầu, nơi mà các đơn vị tiền tệ của các quốc gia trao đổi với nhau.
Mỗi cặp tiền tệ có một mã riêng biệt.
Đại diện cho giá trị của một đơn vị tiền tệ so với đơn vị tiền tệ khác trong cặp.
Ví dụ, cặp tiền tệ EUR/USD đại diện cho việc trao đổi giữa đồng Euro (EUR) và đôla Mỹ (USD).
- Thị trường Ngoại hối phục vụ nhu cầu chuyển đổi tiền tệ
Vì mục đích giao dịch đơn thuần cũng như tìm kiếm lợi nhuận
- Thị trường Ngoại hối là thị trường tự do.
Nó không có một trung tâm giao dịch tập trung hay các tiêu chuẩn giao dịch thống nhất.
Việc trao đổi tiền tệ được thực hiện thông qua các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương,
các công ty đầu tư, môi giới cũng như các nhà kinh doanh và đầu tư cá nhân.
Hầu hết các hoạt động trên thị trường đều được xử lý thông qua các ngân hàng lớn và có ảnh hưởng.
Thường được gọi là những tổ chức tạo lập thị trường (Market Makers)
Dân tài chính thường gọi họ bằng những cái tên: MM, Cá Mập, Big Boy, Đội Lái, v.v …
- Thị trường Ngoại hối có giá trị giao dịch lớn nhất thế giới.
Với mức thanh khoản hàng ngày lên đến hàng nghìn tỷ đôla.
Giá trị giao dịch của thị trường Forex lớn gấp 5 lần tổng giá trị của tất cả các thị trường khác cộng lại.
- Hoạt động 24 giờ mỗi ngày, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Trừ các ngày cuối tuần và một vài ngày lễ
Những loại tiền tệ cơ bản được giao dịch trên thị trường Ngoại hối
Đô la Mỹ (USD)
Đô là Mỹ là đồng tiền chính trên thị trường thế giới
Euro (EUR)
Euro là đồng tiền có tổng giá trị lưu thông lớn thứ hai trên thế giới
Yên Nhật (JPY)
Đồng Yên Nhật đứng vị trí thứ ba về khối lượng giao dịch và tính phổ biến đối với các nhà kinh doanh Ngoại hối
Bảng Anh (GBP)
Đồng Bảng Anh từng là đồng tiền chính của thế giới cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc.
Khi đó nó từng bước nhường vai trò này cho đồng Đô la Mỹ
Franc Thụy Sỹ (CHF)
Thụy Sỹ là nền kinh tế phát triển duy nhất ở Châu Âu không nằm trong cơ chế đồng tiền chung Châu Âu.
Hay nhóm tám nền kinh tế lớn nhất châu lục này (the Big Eight)
Mặc dù quy mô nền kinh tế Thụy Sỹ không lớn.
Đồng Franc của nước này vẫn là một trong bốn đồng tiền chính của thế giới
Trước hết là bởi hệ thống tài chính ngân hàng đặc thù tại đây
Những thành phần cơ bản tham gia thị trường Ngoại hối
Các ngân hàng trung ương
Các ngân hàng trung ương tạo thành một nhóm riêng biệt trong số các thành phần tham gia thị trường Ngoại hối
Chức năng của họ là phát hành tiền, quản lý nền kinh tế và đảm bảo sự ổn định của đồng tiền quốc gia.
Qua đó đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế.
Chức năng quan trọng khác là đảm bảo ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát
Ngân hàng trung ương tác động tới thị trường Ngoại hối theo hai cách:
Trực tiếp thông qua việc can thiệp vào đồng tiền hoặc gián tiếp thông qua xác định lãi suất cơ bản
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, viết tắt là FED (Federal Reserve)
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là ngân hàng trung ương có ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
Bởi trên 90% các hoạt động ngoại hối đều có liên quan tới cặp ngoại tệ có đồng Đô la.
Ủy ban Các thị trường mở Liên bang (FOMC – Federal Open Markets Comittee).
Bao gồm 5 trong số 12 vị chủ tịch của các Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực
Và 7 thành viên của Hội đồng thống đốc chính là cơ quan quyết định lãi suất của FED
Các cuộc họp của FOMC diễn ra 8 lần một năm theo lịch trình đã được quyết định từ trước
Mục tiêu chiến lược của Cục Dự trữ Liên bang là đảm bảo tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả trong dài hạn
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB – European Central Bank)
Ngân hàng trung ương Châu Âu được thành lập năm 1998
Mục tiêu chung của ECB là đảm bảo tăng trưởng kinh tế
Và duy trì sự ổn định giá cả của khu vực đồng Euro
Bằng cách đảm bảo tỷ lệ lạm phát dưới 2%
Ngân hàng Anh (BoE – Bank of England)
Mục tiêu chính của Ngân hàng Anh là duy trì sự ổn định và sức mua của đồng nội tệ
Sự ổn định giá cả được đảm bảo bởi thực tế là tỷ giá do Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Anh quyết định.
Tùy theo mức độn lạm phát và chúng tăng theo các mức do chính phủ đặt ra
Tỷ lệ lạm phát có thể chấp nhận được là xấp xỉ 2%
Ngân hàng Anh được điều hành bởi Hội đồng thống đốc bao gồm
1 thống đốc, 2 phó thống đốc và 16 giám đốc thành viên
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ – Bank of Japan)
Nền kinh tế Nhật Bản dựa rất nhiều vào xuất khẩu
Việc tỷ giá đồng nội tệ quá cao và tiếp tục tăng lên nhanh chóng là mối quan tâm rất lớn của quốc gia này
Bởi tác động tiêu cực của nó lên hoạt động xuất khẩu
Đó là lý do tại sao Ngân hàng Trung ương Nhật Bản lại sử dụng chính sách can thiệp trực tiếp
Hết lần này đến lần khác để kiềm chế tỷ giá đồng Yên
Ngân hàng này bán đồng Yên ra thị trường để thu về Đô la Mỹ và Euro
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB)
Không giống các ngân hàng trung ương khác, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đặt ra một giới hạn trong đó
Lãi suất cơ bản có thể biến động trong từng trường hợp cụ thể
Thay vì đưa ra một mức lãi suất cố định
Mục tiêu chính thức của ngân hàng này là đảm bảo ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế
Ngân hàng Trung ương Canada (BoC – Board of Directors)
Ban giám đốc của Ngân hàng trung ương Canada họp 8 lần một năm
Để thảo luận và đưa ra quyết định liệu có thay đổi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương hay không
Ngân hàng dự trữ Australia (RBA – Reserve Bank of Australia)
Không giống các ngân hàng trung ương khác
Mục tiêu của ngân hàng trung ương Australia bao gồm nhiều nội dung hơn
Đó là đảm bảo sự ổn định của đồng nội tệ
Việc làm đầy đủ cho công dân, tăng trưởng kinh tế
Và đảm bảo sự thịnh vượng về mặt kinh tế của quốc gia
Để đặt mục tiêu đó, Ngân hàng này kiểm soát tỷ lệ lạm phát trong khoảng 2%
Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng dự trữ Australia họp 11 lần 1 năm
Vào thứ Ba đầu tiên hàng tháng trừ tháng Một
Ngân hàng dự trữ New Zealand
Không giống các ngân hàng trung ương khác
Quyết định về lãi suất cơ bản tại Ngân hàng dự trữ New Zealand do một mình thống đốc đưa ra, chứ không phải quyết định của tập thể
Tuy nhiên, bản thân quyết định này được đưa ra sau cuộc họp của Ban điều hành
Cơ quan này họp 8 lần 1 năm
Mục tiêu của Ngân hàng là đảm bảo tỷ lệ lạm phát trong giới hạn 1,5%
Các quỹ đầu tư
Rất nhiều tổ chức, công ty bảo hiểm, quỹ lương hưu và các quỹ đầu tư bảo hiểm rủi ro
Tham gia vào hoạt động đầu tư và đầu tư theo nhiều cách khác nhau trên thị trường Ngoại hối
Các ngân hàng thương mại
Thực tế, việc xử lý tất cả các giao dịch ngoại hối đều được thực hiện bởi các ngân hàng thương mại
Điều này giải thích lý do vì sao ta gọi thị trường Ngoại hối là thị trường tiền tệ liên ngân hàng
Các thành phần tham gia thị trường đều tương tác với nhau thông qua ngân hàng theo cách này hay cách khác
Các ngân hàng quốc tế như: Citibank, Barclays Bank, Union Bank of Switzerland và nhiều cái tên khác nữa
Đều xử lý giao dịch trị giá hàng trăm triệu đô la mỗi ngày
Các nhà môi giới (Brokers)
Vai trò của các nhà môi giới là cung cấp cho khách hàng của mình cơ hội giao dịch trên thị trường Ngoại hối
Ví dụ như đảm bảo việc thực hiện lệnh nhanh chóng và chính xác 1 cặp tiền tệ nào đó theo giá thị trường
Công ty môi giới tìm kiếm lợi nhuận nhờ chênh lệch giá mua và giá bán (spread)
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà môi giới, việc cạnh tranh giữa họ góp phâng làm tăng chất lượng dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư.
Làm thế nào để chọn Nhà môi giới? Mình sẽ viết riêng một bài về chủ đề này nhé.
Một vài cái tên có thể được kể đến như: Exness, Tickmill, ICMarkets, …
Các nhà đầu tư cá nhân
Các nhà đầu tư nhỏ lẻ không thể trực tiếp tham gia thị trường Ngoại hối
Mặc dù trên thực tế họ có thể dùng đòn bẩy với tỷ lệ rất cao
Tất cả hoạt động của họ được thực hiện thông qua ngân hàng và các nhà môi giới.
Các nhà đầu tư cá nhân luôn phải giao dịch thông qua trung gian
Hiểu Biết Các Khái Niệm Cơ Bản
Cặp Tiền Tệ
Cặp tiền tệ là sự kết hợp giữa đơn vị tiền tệ của hai quốc gia.
Một cặp tiền tệ bao gồm tiền tệ cơ sở và tiền tệ đối tác.
Ví dụ, trong cặp tiền tệ EUR/USD, Euro là tiền tệ cơ sở và đô la Mỹ là tiền tệ đối tác.
Bid và Ask
Khi bạn xem biểu đồ giao dịch, bạn sẽ thấy hai con số: bid và ask.
Bid là giá mà người mua sẵn sàng trả để mua một đơn vị tiền tệ cơ sở
Còn ask là giá mà người bán sẵn sàng bán một đơn vị tiền tệ cơ sở.
Sự chênh lệch giữa bid và ask được gọi là spread.
Pip và Point
Pip (percentage in point) là đơn vị đo lường nhỏ nhất trong biến động giá.
Đối với hầu hết các cặp tiền tệ, pip thường là số thập phân thứ tư sau dấu phẩy.
Point là đơn vị đo lường nhỏ hơn pip, thường là 1 pip = 10 point.
Đòn Bẩy
Đòn bẩy cho phép bạn kiểm soát một lượng tiền lớn hơn so với số vốn bạn đầu tư.
Ví dụ, đòn bẩy 1:100 cho phép bạn kiểm soát 100 đô la trong giao dịch với 1 đô la vốn.
Lot
Lot là đơn vị đo lường kích thước giao dịch trong Forex.
Có ba loại lot phổ biến: standard lot (100,000 đơn vị tiền tệ cơ sở),
mini lot (10,000 đơn vị tiền tệ cơ sở)
và micro lot (1,000 đơn vị tiền tệ cơ sở).
Sàn Giao Dịch
Sàn giao dịch là nơi bạn thực hiện các giao dịch Forex.
Có rất nhiều sàn giao dịch trên toàn cầu, và việc lựa chọn một sàn uy tín là vô cùng quan trọng.
Bạn nên chọn sàn có giấy phép hoạt động từ các cơ quan quản lý tài chính uy tín trong ngành.
Spread và Phí Giao Dịch
Spread là sự chênh lệch giữa giá bid và ask, và nó là một trong những cách mà sàn giao dịch kiếm lời.
Ngoài ra, một số sàn còn có thể áp dụng phí giao dịch khác như phí swap (trong trường hợp giữ vị thế qua đêm) hoặc phí rút tiền.
Các Phiên Giao Dịch
Thị trường Forex hoạt động liên tục trong suốt 24 giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu, chia thành các phiên giao dịch chính.
Dưới đây là thông tin về các phiên giao dịch quan trọng trong Forex và thời gian mở cửa của mỗi phiên (theo giờ GMT):
- Phiên Sydney:
- Mở cửa: 22:00 (5:00 Giờ Việt Nam)
- Đóng cửa: 07:00 (14:00 Giờ Việt Nam)
- Phiên Tokyo:
- Mở cửa: 00:00 (6:00 Giờ Việt Nam)
- Đóng cửa: 09:00 (15:00 Giờ Việt Nam)
- Phiên London:
- Mở cửa: 07:00 (14:00 Giờ Việt Nam)
- Đóng cửa: 16:00 (23:00 Giờ Việt Nam)
- Phiên New York:
- Mở cửa: 12:00 (19:00 Giờ Việt Nam)
- Đóng cửa: 21:00 (4:00 Giờ Việt Nam)
Các bạn lưu ý rằng các thời gian được cung cấp ở trên có thể thay đổi dựa trên việc thay đổi giờ mùa hè và giờ mùa đông tại các quốc gia.
Đặc biệt, trong khoảng thời gian mùa hè, khi các khu vực thời gian không chồng chéo như bình thường, có thể có một số lượng phiên giao dịch ít hơn.
Sự chồng chéo của các phiên giao dịch làm cho thị trường Forex hoạt động liên tục và mang lại cơ hội giao dịch suốt cả ngày.
Giao dịch trên các phiên chồng chéo thường có biến động cao và thanh khoản tốt hơn.
Giao Dịch Tiền Tệ Chính (Major Pairs)
Các cặp tiền tệ chính là những cặp tiền tệ phổ biến và có thanh khoản cao nhất.
Đây bao gồm các cặp tiền tệ liên quan đến đôla Mỹ:
EUR/USD (Euro/Đôla Mỹ), USD/JPY (Đôla Mỹ/Yên Nhật),
GBP/USD (Bảng Anh/Đôla Mỹ), USD/CHF (Đôla Mỹ/Franc Thụy Sĩ).
Các Cặp Tiền Tệ Phụ (Minor Pairs) và Cặp Tiền Tệ Tăng Cường (Exotic Pairs)
Các cặp tiền tệ phụ là những cặp không bao gồm đô la Mỹ nhưng vẫn có thanh khoản đáng kể.
Ví dụ như EUR/GBP (Euro/Bảng Anh), GBP/JPY (Bảng Anh/Yên Nhật).
Các cặp tiền tệ tăng cường là những cặp giao dịch giữa đô la Mỹ và các đồng tiền từ các nền kinh tế nhỏ hơn hoặc mới nổi.
Thị Trường và Tin Tức
Tác Động Của Tin Tức
Tin tức kinh tế và sự kiện chính trị có thể tạo ra biến động lớn trên thị trường Forex.
Việc hiểu cách các yếu tố này ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ
Và làm thế nào để tương tác với thị trường trong thời điểm này là một phần quan trọng của việc giao dịch.
Lịch Kinh Tế
Các lịch kinh tế cung cấp thông tin về thời gian và ngày diễn ra của các sự kiện kinh tế quan trọng
Như tỷ lệ thất nghiệp, tỷ suất lãi suất, dữ liệu GDP và nhiều chỉ số khác.
Việc theo dõi lịch kinh tế có thể giúp bạn lập kế hoạch giao dịch và tránh các thời điểm biến động mạnh.
Để xem các lịch kinh tế này, bạn có thể tham khảo 1 số nguồn sau: Investing, VN Wallstreet, ForexFactory, …
Phân Tích Cơ Bản và Kỹ Thuật
Phân Tích Cơ Bản
Phân tích cơ bản tập trung vào các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội có thể ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ.
Thông tin về tình hình kinh tế, dữ liệu việc làm, chính trị, thỏa thuận thương mại quốc tế và sự kiện khác có thể tạo ra biến động trên thị trường.
Phân Tích Kỹ Thuật
Phân tích kỹ thuật dựa vào việc nghiên cứu biểu đồ giá và các chỉ báo kỹ thuật để dự đoán xu hướng và điểm vào/ra giao dịch.
Điều này bao gồm việc sử dụng các công cụ như biểu đồ nến Nhật, đường trung bình di động (moving averages), và các chỉ báo momentum.
Thực Hiện Giao Dịch
Demo Trading
Trước khi bắt đầu giao dịch thực tế, người mới nên thử nghiệm với tài khoản demo.
Điều này giúp bạn làm quen với nền tảng giao dịch, thực hành các chiến lược và quản lý rủi ro mà không rủi ro vốn thật.
Quản Lý Tài Khoản
Việc quản lý tài khoản giao dịch là yếu tố quan trọng để bảo vệ vốn của bạn.
Đừng đặt tất cả vốn vào một giao dịch duy nhất và hãy sử dụng quản lý rủi ro để đảm bảo rằng bạn không bị mất hết vốn nhanh chóng.
Sự Thành Công Trong Giao Dịch Forex
Điều Khoản Quan Trọng
Sự thành công trong Forex đòi hỏi sự kiên nhẫn, kỷ luật và khả năng học hỏi liên tục.
Đừng mong đạt được thành công ngay từ đầu, hãy chấp nhận thất bại như là một phần của quá trình học hỏi.
Quá Trình Học Hỏi Liên Tục
Thị trường Forex luôn biến đổi và bạn nên luôn cập nhật kiến thức và tìm hiểu về những phương pháp, công cụ mới.
Việc học hỏi liên tục giúp bạn thích nghi với các tình huống mới và cải thiện khả năng đưa ra quyết định.
Phát Triển Cá Nhân
Forex Trading không chỉ về việc dự đoán giá cả, mà còn về việc phát triển cá nhân.
Kiên nhẫn và khả năng kiểm soát cảm xúc sẽ giúp bạn trở thành người giao dịch thành công
Tâm Lý Giao Dịch
Quản Lý Cảm Xúc
Tâm lý giao dịch là một phần không thể thiếu.
Quản lý cảm xúc giúp bạn không bị chi phối bởi sự tức giận hoặc sự hứng thú.
Tâm lý lạnh lùng và quyết đoán là chìa khóa để đưa ra quyết định thông thái.
Xử Lý Thất Bại
Sự thất bại là một phần không thể tránh khỏi của giao dịch.
Sẵn sàng đối diện với nó và học hỏi từ các sai lầm giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
Hãy coi thất bại như một cơ hội để cải thiện và không để nó làm bạn nản lòng.
Quản Lý Tài Chính Và Chiến Lược Giao Dịch
Quản Lý Rủi Ro
Quản lý rủi ro là yếu tố quan trọng để bảo vệ vốn của bạn.
Không bao giờ đặt tất cả vốn vào một giao dịch duy nhất và sử dụng đòn bẩy cẩn thận.
Luôn thiết lập mức Stop Loss để ngăn ngừa thiệt hại quá lớn.
Xây Dựng Chiến Lược Giao Dịch
Một chiến lược giao dịch cụ thể là quan trọng để định hướng quyết định của bạn.
Tùy thuộc vào phong cách và mục tiêu của bạn, bạn có thể lựa chọn giao dịch theo xu hướng, giao dịch ngắn hạn, hay theo phân tích cơ bản.
Kết Luận
Forex không chỉ là một hình thức đầu tư, mà còn là một cuộc hành trình tìm hiểu về thị trường tài chính và bản thân mình
Để thành công, bạn cần hiểu về cơ bản, tác động kinh tế và chính trị, phân tích thị trường, tâm lý giao dịch, quản lý rủi ro và chiến lược giao dịch.
Hãy luôn tự học và cập nhật kiến thức để đạt được sự thành công trong thế giới phức tạp và thú vị của Forex nhé
Bài viết này mình chỉ giới thiệu cơ bản về thị trường Forex
Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn thì hãy đọc thêm các bài viết khác trên blog của mình nhé